Image

03/12/2019

Bảo hiểm

Quan điểm chỉ đạo quản lý quỹ bảo hiểm XH

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế của hầu hết các tầng lớp dân cư của quốc gia. Chính sách, chế độ BHXH được thực hiện tốt trong đời sống xã hội là điều kiện quan trọng đảm bảo vững chắc ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và người lao động nói riêng phải thể hiện và đảm bảo đầy đủ chủ trương, đường lối chính trị, vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phải thể hiện chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách về BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Hơn nữa, BHXH là hoạt động sự nghiệp dịch vụ công - một trong những chức năng của quản lý nhà nước. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, tăng trưởng ngày càng cao thì nguy cơ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, nạn thất nghiệp gia tăng, tiềm ẩn bất ổn định xã hội lớn… do đó việc tăng cường quản lý nhà nước với hệ thống chính sách BHXH phù hợp là cơ sở để tạo ra ổn định kinh tế - xã hội, xã hội đồng thuận, người lao động yên tâm làm việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Thiết kế quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, cân đối thu – chi, chia sẻ rủi ro. Đối tượng thụ hưởng nguồn tài chính của quỹ BHXH phải tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH. Mọi chủ sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH. Nhà nước luôn luôn và có trách nhiệm bảo hộ cho quỹ trong trường hợp quỹ mất cân đối thu ít hơn chi. Thống nhất tổ chức sự nghiệp quản lý quỹ từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện phân cấp quản lý quỹ BHXH. Nhà nước thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở để tổ chức thực hiện tất cả các chế độ BHXH đối với mọi người lao động và toàn thể nhân dân.         Phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH.

Bài viết liên quan

Quan điểm chỉ đạo quản lý quỹ bảo hiểm XH

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế của hầu hết các tầng lớp dân cư của quốc gia