Image

03/12/2019

Bảo hiểm

Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm

1.3.1- Thuận lợi
  1. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này phát triển rất nhanh dựa trờn cơ sở kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Tổng doanh thu phí Bảo hiểm ngày càng tăng nhanh, điều này có nghĩa là phí Tái bảo hiểm chuyển nhượng cho thị trường trong nước qua VINARE ngày càng tăng.
  1. Thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng đặc biệt là thị trường Tái bảo hiểm nhân thọ hiện còn chưa được khai thác.
  1. Khi Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam thì khả năng cạnh tranh sẽ có lợi cho các công ty nước ngoài với khả năng giữ lại dịch vụ rất lớn. Do đó, việc duy trì tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc cho VINARE như hiện nay sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở nhận dịch vụ điều tiết từ VINARE.
  1. Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động Bảo hiểm ở Việt Nam đã mở ra khả năng cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng hoá, có tính cạnh tranh cao và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như các tầng líp nhân dân.
  1. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập vào ngày 24/12/1999 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Với vai trò của mình Hiệp hội góp phần lành mạnh hoá thị trường Bảo hiểm Việt Nam, tăng cường sự hợp tác chặt ché giữa các doạnh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam, thúc đẩy thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển đúng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam.
  1. Ban soạn thảo Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh Dự thảo Luật kinh doanh Bảo hiểm dự kiến sẽ trình Chính phủ và đề nghị Quốc hội thông qua vào cuối năm 2000.
        1.3.2- Những thách thức nảy sinh:
  1. Thị trường Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam mới được mở cửa sau một thời gian dài độc quyền nên hoạt động thực sự chưa đi vào nề nếp. Do đó, một số công ty Bảo hiểm ra đời chạy theo lợi nhuận thuần tuý dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh tạo điều kiện cho các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài lợi dụng.
  1. Thị trường Việt Nam là thị trường mới phát triển, kinh nghiệm quản lý cũng như vốn còn hạn chế, hiện tượng cạnh tranh hạ phí có ảnh hưởng không tốt đến thị trường nói chung và khả năng chuyển nhượng Tái bảo hiểm cho thị trường trong và ngoài nước nói riêng.
  1. Vốn của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam còn Ýt, khả năng giữ lại dịch vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thị trường Tái bảo hiểm.
  1. Cơ sở vật chất của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm còn yếu kém. Đội ngò cán bộ trong ngành Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm còn thiếu, đặc biệt là thiếu các cán bộ quản lý đầu ngành.
  1. Các công ty Bảo hiểm Việt Nam không có sự trao đổi, hợp tác chặt chẽ với nhau, chưa quen với các hoạt động cạnh tranh quốc tế, cán bộ Bảo hiểm còn non kém về mặt chuyên môn nờn luụn chịu sức Ðp của các công ty nước ngoài, không tự đàm phán được các điều kiện, điều khoản nên tuân thủ một cách thụ động các điều kiện do phía nước ngoài áp đặt.
  1. Trên thị trường Việt Nam, các công ty Bảo hiểm gốc hầu như không tiến hành Tái bảo hiểm cho nhau mà chỉ Tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài hoặc nhận dịch vụ của nhau thông qua VINARE.
  1. Trừ mét số dịch vụ Bảo hiểm tai nạn con người, Bảo hiểm tài sản và một số dịch vụ khỏc cú phí Bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định, còn lại việc định phí trong hầu hết các dịch vụ Bảo hiểm phải Tái bảo hiểm như Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm dầu khớ...hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.
  1. Hiện nay thị trường Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ triển khai Tái bảo hiểm các dịch vụ đối ngoại như Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm hàng khụng...Cũn cỏc dịch vụ Bảo hiểm đối nội có nguồn thu từ dân cư như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm nhân thọ... thì vẫn chưa thực hiện Tái bảo hiểm.
  1. Các công ty Bảo hiểm Việt Nam đa số mới thành lập, kinh nghiệm và nguồn vốn hạn chế nên đối với những công trình có giá trị Bảo hiểm lớn đều không tự mình khai thác được mà phải thông qua môi giới hoặc các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài. Thông tin qua môi giới thường không cập nhật và không phải lúc nào cũng chính xác, mặt khác các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam còn phải trả phí môi giới hoặc nhượng Tái bảo hiểm cho họ với tỷ lệ lớn và hoa hồng ưu đãi.
  1. Quy định thống nhất quản lý ngoại hối của Nhà nước có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khai thác của các công ty Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm do tâm lý của họ là muốn bảo vệ tài sản của mình bằng ngoại tệ mạnh.
  1. Quản lý Nhà nước về hoạt động của các văn phòng đại diện Bảo hiểm và môi giới Bảo hiểm chưa chặt chẽ nên một trong những hoạt động của các VPĐD là làm tư vấn cho khách hàng và giới thiệu dịch vụ như “mụi giới” nhưng không hưởng hoa hồng mà chỉ nhận Tái bảo hiểm chỉ định tỷ lệ cao. Trên thực tế các VPĐD này đã tiến hành hoạt động môi giới không cần đến giấy phép kinh doanh mà vẫn không bị coi là trái pháp luật. Điều đó làm nảy sinh hiện tượng các công ty Bảo hiểm nội địa vẫn bị chèn Ðp trong việc định phí và giới thiệu dịch vụ.